Bộ phận chính của một đèn led là hai lớp bán dẫn loại P và loại N đặt tiếp xúc với nhau. Kích thước của các lớp bán dẫn này rất nhỏ, chỉ cỡ vài phần trăm milimet.
DO VẬY CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO ĐÈN LED CŨNG ĐÒI HỎI TƯƠNG ĐỐI CAO. Ở VIỆT NAM CHƯA CÓ CHỖ NÀO SẢN XUẤT ĐƯỢC ĐÈN LED 5MM, KHÔNG TÍNH VIỆC NHẬP CHIP VỀ RỒI CHẾ TẠO THÀNH PHẨM. DƯỚI ĐÂY LÀ MÔ TẢ LỚP BÁN DẪN VÀ CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA MỘT BÓNG ĐÈN LED THÔNG THƯỜNG.
LỚP BÁN DẪN ĐƯỢC VẼ PHÓNG ĐẠI LÊN ĐỂ CHO TA DỄ HÌNH DUNG VỀ CẤU TẠO CỦA ĐÈN LED 5MM. THỰC TẾ VIỆC NỐI ĐIỆN CỰC CHO CÁC LỚP BÁN DẪN NÀY RẤT KHÓ VÌ KÍCH THƯỚC RẤT NHỎ. HÌNH DƯỚI ĐÂY MÔ TẢ SÁT THỰC TẾ HƠN VỚI LỚP BÁN DẪN ĐƯỢC ĐẶT TRONG MỘT ĐĨA PHẢN QUANG.VỎ BỌC BÊN NGOÀI ĐƯỢC LÀM BẰNG NHỰA TRONG SUỐT HOẶC CÓ THỂ PHA THÊM CHẤT MÀU. LỚP VỎ NÀY CÓ TÁC DỤNG LÀM GIÁ ĐỠ, BẢO VỆ KẾT CẤU CỦA ĐÈN ĐÔNG THỜI PHẦN CHÓP CẦU PHÍA TRÊN CÓ TÁC DỤNG HỘI TỤ HƯỚNG ÁNH SÁNG PHÁT RA THEO MỘT HƯỚNG VỚI MỘT GÓC MỞ NHẤT ĐỊNH.
VÌ CẤU TẠO PHẦN BÁN DẪN VÀ DÂY NỐI BÊN TRONG RẤT NHỎ NÊN NẾU CHÚNG TA TÁC ĐỘNG LỰC QUÁ MẠNH VÀO CHÂN ĐIỆN CỰC CỦA ĐÈN LED 5MM CÓ THỂ GÂY PHÁ VỠ KẾT CẤU VÀ CÓ THỂ LÀM HỎNG ĐÈN.